Máy ấp trứng gà mini giá rẻ

Bán máy ấp trứng gà mini giá rẻ ấp tối đa 100 trứng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả tuyệt đối

  • Trang Chủ
  • Kỹ Thuật Ấp Trứng
  • Kt Nuôi Gà
  • HƯỚNG DẪN

Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh

Thời tiết vào mùa lạnh thường có mưa phùn làm cho độ ẩm không khí tăng cao hoặc có những hôm ngày nắng hanh khô tối trở rét rất khó chịu. Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi giúp cho dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh.

Vì vậy máy ấp trứng Ánh Dương sẽ giúp bà con chuẩn bị thật tốt Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh giúp gà khỏe mạnh, không bệnh tật.

Thứ nhất là chuồng nuôi gà trong mùa gió lạnh:

Chuồng nhón cần kín gió. Đặc biệt bạn chú ý các khe hở vì gió lùa gà sẽ rất lạnh. Nhiều bạn để lỗ thông gió trong chuồng gà thấp quá cũng không tốt. Kị nhất gió lùa trực tiếp vào gà – ốm ngay. Tối ngủ trong bồ, thắp bóng đèn càng tốt, nhất là những hôm trời lạnh và độ ẩm cao (lạnh buốt). Nền chuồng không được để ướt vì ban đêm hơi lạnh sẽ làm gà dễ bị viêm phổi.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh
Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh (ẢNH MINH HỌA)

Trước cửa ra vào nên có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác. Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân…

Thứ 2 là thả gà:

Tốt nhất là hạn chế thả gà vào những hôm trời mưa, gió và rét. Nếu có có thể thả cho gà đi lại một chút vào buổi trưa tại nơi kín gió rồi nhốt luôn. Mình tuyệt đối không thả gà luôn.Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh

Cho đàn gà Đông Tảo ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày một lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gà khoẻ mạnh chống lại bệnh.

Thứ 3 là Chăm sóc, nuôi dưỡng gà trong mùa gió lạnh:

Để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, từ giai đoạn úm gà con đến khi thả vườn phải lưu ý đến nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, hướng gió lùa… Nhiệt độ phải phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng bức khi úm.

Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.

Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ.

Hy vọng những kiến thức trên giúp bà con có thêm Kỹ Thuật Nuôi Gà Trong Mùa Gió Lạnh để đàn gà được khỏe mạnh, ít bệnh tật

Filed Under: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi

Cách chữa trị bệnh thuỷ đậu ở gà chọi

Bệnh thủy đậu ở gà là bệnh thường gặp nếu môi trường nuôi không vệ sinh sạch sẽ, nhiều muỗi bọ, vi khuẩn. Nếu không chữa trị kịp thời gà bị nặng sẽ rất khó hồi phục.

cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà
Gà bị thủy đậu nổi mụn khắp mặt và trên người (Ảnh minh họa)

Dưới đây là cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà hiệu quả anh em nên tham khảo:

– Lấy nhiều lá trầu không trải đầy trong chuồng gà

– Lấy 3-4 lá giã nát cùng mấy hạt muối, giã xong lấy tay dúm vào bôi hết lên chỗ đậu và những chỗ xung quanh , bã thì nhét vào mồm cho ăn , ngày làm 2 lần sáng chiều

cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà
cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà rất đơn giản nhưng cần làm theo những hướng dẫn trên

– Gà bị thủy đậu cần được nhốt những chỗ khô ráo,thoáng khí,tránh gió lùa, ấm áp

– Bệnh thủy đậu ở gà lây rất nhanh, nếu nhà có điều kiện thì tách con bị đậu ra xa các con khác, có điều kiện hay không có điều kiện tách gà bệnh thì cũng phải cho những con còn lại uống thuốc phòng của thú y.

=> Cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà làm theo hướng dẫn trên khoảng 5 – 7 ngày là khỏi nhé ! chúc anh em chăn nuôi thành công

Filed Under: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi

Bí quyết trị gà mái ăn trứng hiệu quả không phải ai cũng biết

Gà mái ăn trứng là thói xấu thường gặp ở đàn gà khi vào thời kỳ đẻ, gây ra cảm giác khó chịu cho người chăn nuôi, đặc biệt đối với anh em chơi gà chọi phải lựa chọn mãi mới được con mái ưng ý nên bỏ thì tiếc nhưng nuôi mà không trị được trứng ăn trứng của gà mái thì phí công nuôi. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn anh em các phòng và trị hiện tượng gà mái ăn trứng hiệu quả.

gà mái ăn trứng
Gà mái ăn trứng lâu dần thành thói quen

Nguyên nhân dẫn đến con mái mổ trứng ăn có thể là do gà mái bị đói, bị thiếu chất nên vớ gì ăn đấy, dần sẽ thành thói quen, cứ thấy trứng là ăn. Hoặc do làm ổ đẻ không tốt, trứng đẻ ra bị vỡ hay nứt vỏ cũng tạo điều kiện cho gà ăn.

Cách phòng tật ăn trứng ở gà mái

1. Lấy trứng càng sớm càng tốt sau khi gà mái đẻ; sáng sớm hay chiều muộn là những thời điểm thích hợp nhất.

2. Lót ổ bằng chất liệu mềm để trứng khó bị vỡ. Làm vệ sinh toàn bộ tổ nếu trứng vỡ và dọn sạch vỏ trứng.

3. Bố trí ổ đủ lớn để gà mái không dẫm lên trứng hay đẻ ở vị trí mà trứng dễ bị vỡ.

4. Đừng để gà mái quá đói đến nỗi chúng tìm trứng để ăn.

5. Đảm bảo gà mái được cho ăn đầy đủ can-xi, protein và sạn. Nếu vỏ trứng mỏng và mềm, hãy bổ sung thêm sạn và bột vỏ sò vào thực đơn của gà.

6. Những hành vi như ăn trứng, rỉa, cắn lông và thịt sẽ gia tăng một khi gà bị thiếu vitamin D. Hãy bổ sung dầu gan cá vào thức ăn của chúng.

7. Đừng cho gà mái ăn vỏ trứng, sinh ra thói quen lệch lạc. Đảm bảo rằng vỏ phải được nghiền nát thành vụn nhỏ.

8. Đặt vật cứng hình dạng giống như trứng vào ổ để gà mái không cảm thấy dễ chịu khi rỉa nó. Trứng gỗ là tốt nhất nhưng tôi nghe nói có người đặt banh gôn và cả trứng bằng sứ.

9. Gà mái buồn chán thường rỉa trứng. Hãy dụ chúng tập trung vào việc bươi và mổ thức ăn.

10. Lắp ổ đáy nghiêng (roll-away) để trứng lăn vào vùng an toàn nơi gà mái không thể rỉa được.

Một khi tật ăn trứng xuất hiện, nó sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ bầy gà mái, nhất là khi bạn không cung cấp đủ thức ăn cho chúng. Ăn trứng là tật tệ hại và sự phát triển của bầy gà bị ảnh hưởng vì nó. Hãy hành động thật nhanh, thời gian là yếu tố sống còn.

Cách loại bỏ tật ăn trứng ở gà mái:

1. Phát hiện con gà mái ăn trứng. Nếu thấy một con như vậy, hãy gắn vòng ở cổ chân để dễ nhận dạng.

2. Loại bỏ ổ hay khu vực một khi phát hiện thấy trứng vỡ. Nếu bạn sử dụng ổ kim loại, hãy thay đáy và đặt thứ gì vào đó để cản gà vào. Nếu gà mái đẻ bên ngoài ổ, hãy rào lại hay đặt vật gì vào đó, chẳng hạn cái chậu để gà không thể vào. Tôi đã thành công khi áp dụng cách này, bởi nó dường như phá vỡ thói quen ăn trứng. Dựa vào “ngôn ngữ học gà mái”, điều này được gọi là “thay đổi tâm trạng của nàng”. Tôi có ổ dự trữ dành cho mục đích này. Nếu phát hiện gà mái ăn trứng, tôi liền bỏ ổ đó và chuẩn bị ổ khác.

3. Luôn cung cấp loại thức ăn chất lượng với đầy đủ thành phần đạm và sạn. Gà ăn trứng vì chúng có thể thiếu protein và can-xi. Đơn giản là chúng cần chất đó vậy thôi. Nếu có đủ thức ăn thì chúng sẽ không có nhu cầu bổ sung chất dưới dạng trứng. Gà mái có thể thiếu can-xi để tạo trứng. Nếu không có sẵn sạn thì vỏ trứng là nguồn cung cấp gần nhất. Một khi đã có đủ protein và sạn, gà sẽ không có nhu cầu mổ và ăn vỏ trứng.

4. Đặt trứng thối hay trứng giả vào tổ. Trứng thối có thể luộc hay bơm vào những chất khó nuốt đối với gà, chẳng hạn như mù tạt.

5. Che kín tổ bằng vải để tổ tối hơn và gà khó nhận ra trứng. Gà không nhìn tốt trong bóng tối, chúng sẽ không rỉa trứng.

6. Gà nuôi nhốt trong chuồng nhỏ đôi khi rỉa trứng bởi vì chúng không có gì khác để làm. Tạo không gian để chúng đào bới thỏa thích có thể làm giảm nhu cầu ăn trứng.

7. Tách riêng gà mái ăn trứng ra khỏi bầy một vài ngày, rồi lại thả chung. Điều này nhằm thay đổi thói quen và có lẽ cả nhu cầu rỉa trứng.

8. Dùng bấm móng tay để tỉa mỏ cho tù. Điều này hạn chế khả năng mổ trứng. Đừng bấm mỏ quá sâu để không phạm phải dây thần kinh, gây tổn thương và biến dạng vĩnh viễn. Mỏ sẽ mọc lại nếu bạn không tỉa quá sâu.

9. Dời con gà ăn trứng qua chuồng khác. Đôi khi chỉ cần làm vậy là đủ loại bỏ tật ăn trứng. Bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, bao gồm khẩu phần ăn, nhiều không gian sinh hoạt, e ngại thành viên bầy mới và môi trường ít đơn điệu hơn.

10. Nếu tất cả những điều trên đều không thể loại bỏ tật ăn trứng thì việc “trảm” con gà tật là biện pháp cuối cùng.

Đôi khi, gà mái tơ đẻ trứng vỏ mềm hay thậm chí không có vỏ; trứng rất mỏng manh và có xu hướng bị ăn. Nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và sạn, gà mái tơ có lẽ sẽ ngừng ăn trứng và vấn đề sẽ tự động biến mất

Trên đây là những kinh nghiệp phòng và trị tật gà mái ăn trứng mà chúng tôi đã áp dụng và thành công.

Filed Under: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi

Cách nuôi chim bồ câu hiệu quả đạt năng suất cao

Hiện nay, nhiều gia đình tại Việt Nam rất ưa chuộng mô hình nuôi chim bồ câu bởi đây là loại chim dễ nuôi mà lại có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết cách nuôi chim bồ câu nhốt sao cho đạt năng suất cao. Hãy cũng mayaptrungminigiare.com tìm hiểu về kỹ thuật này nhé.

Lựa chọn chuồng nuôi chim bồ câu hiệu quả đúng cách

Cũng giống như nuôi các loài vật nuôi khác, nơi ở phải rộng thì chim bồ câu mới có đủ không gian sống, hoạt động và phát triển một cách khỏe mạnh. Cho dù là nuôi chim thả tự do hay cách nuôi chim bồ câu nhốt thì bạn cũng cần phải có chuồng để chúng ra vào trú ngụ và đẻ trứng.

Cách nuôi chim bồ câu hiệu quả đạt năng suất cao
Lựa chọn chuồng nuôi chim bồ câu đúng cách giúp bồ câu lớn nhanh, ít bệnh tật (Ảnh minh họa)

Để có một chiếc chuồng nuôi chim bồ câu phù hợp, bạn có thể mua sẵn các loại chuồng sắt, chuồng gỗ hay tự tay đóng chuồng bằng nan tre ghép lại. Dù là loại chuồng bồ câu nào đi chăng nữa thì nó cũng phải thỏa mãn đủ các tiêu chí cần thiết cho sự phát triển tự nhiên của chim. Do vậy, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

– Chuồng được thiết kế thông thoáng, sạch sẽ, có nơi để ánh mặt trời chiếu vào;

– Các cặp chim bồ câu không nên cùng chung sống với nhau, như thế sẽ làm giảm hiệu quả sinh sản. Đó là lý do mà chuồng chim bồ câu cần phải chia thành nhiều ngăn nhỏ với kích thước phù hợp cho mỗi cặp chim. Thường thì các ô này sẽ có kích thước chuẩn là cao 40 cm, rộng 50 cm và sâu 40 cm;

– Trong mỗi ô được chia nhỏ, bạn cần sắp đặt hai ổ, một là ổ để chim đẻ và ấp trứng, hai là ổ để chim nuôi con;

– Máng để thức ăn và nước uống cho chim bồ câu nên được thiết kế bằng gỗ hoặc chất liệu nhựa dẻo để đảm bảo vệ sinh và tránh làm tổn thương cho chim.

Cụ thể chuồng nuôi chim bồ câu đạt chuẩn như sau:

– Ổ nuôi chim sinh sản (dành cho một cặp chim trên 6 tháng tuổi) có kích thước cao x sâu x rộng là 40 cm x 40 cm x 50 cm;

– Chuồng nuôi chim tiền sinh sản (từ 2 – 6 tháng tuổi) có kích thước cao x sâu x rộng là 5,5 m x 6 m x 3,5 m;

– Chuồng nuôi chim để thịt (nuôi đến khoảng 21 – 30 ngày tuổi) có kích thước cao x sâu x rộng là 40 cm x 60 cm x 50 cm với mật độ khoảng 45 – 50 con/m2;

– Ổ đẻ cho chim sinh sản có đường kính từ 20 – 25 cm và cao khoảng 7 – 8 cm.

2. Nuôi chim bồ câu với mật độ như thế nào?

– Cũng giống như việc trồng cây, nếu trồng các cây quá gần nhau thì chúng sẽ chậm lớn, chim bồ câu cũng vậy, trong tình trạng nuôi nhốt, nếu bạn để mật độ chim quá dày thì chúng sẽ không có đủ điều kiện phát triển tốt dẫn đến còi cọc, chậm lớn và hiệu quả kinh tế không cao.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì bạn chỉ nên nuôi nhốt chim theo cặp trong mỗi ô tiêu chuẩn (như đã nói ở phần trên), còn nếu bạn nuôi thả trong chuồng thì chỉ nên để khoảng 6 – 8 con/m2 đối với chim sinh sản và khoảng 10 – 14 con/m2 đối với chim dò (chim dò là chim non sau khi tách mẹ).

3. Chuẩn bị thức ăn trong cách nuôi chim bồ câu nhốt

Về phần thức ăn, chim bồ câu ưa chuộng các loại thức ăn như ngô, thóc, gạo, đậu xanh, đỗ tương… Lượng thức ăn không cố định, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng.

Để việc nuôi chim trở nên quy củ hơn, bạn nên rèn thói quen cho chúng ăn vào một giờ quy định nào đó, thường là cho ăn hai lần vào 6 – 7 giờ sáng và 1 – 2 giờ chiều. Trong những khoảng thời gian khác, nếu được thả tự do, chim bồ câu hoàn toàn có thể tự kiếm ăn thêm ở ngoài tự nhiên.

Cách nuôi chim bồ câu hiệu quả đạt năng suất cao
Thức ăn nuôi chim bồ câu phải đảo bảo đủ dinh dưỡng cho chim phát triển ở từng giai đoạn(Ảnh Minh Họa)

Ngoài các loại thức ăn chính được liệt kê ở trên thì bạn cũng nên bổ sung thêm cho chim bồ câu các loại chất khoáng theo công thức pha trộn 85% khoáng Premix, 5% muối ăn và 5% sỏi nhuyễn.

Bên cạnh thức ăn là nước uống. Riêng khoản này thì bạn cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối bằng cách cho chim uống nước sạch pha lẫn vitamin và nước được thay đều đặn, thường xuyên.

4. Cách nuôi chim bồ câu nhốt hiệu quả nhờ việc phòng và trị bệnh

Mặc dù chim bồ câu là loại chim khỏe mạnh có sức đề kháng rất tốt nhưng bạn không nên vì thế mà lơ là khâu chăm sóc và phòng trị bệnh cho chúng. Để làm được điều đó thì trước hết là bạn phải tạo cho chúng một môi trường phát triển tốt, không gian thông thoáng, thoải mái, thức ăn đầy đủ cả về lượng và chất.

Ngoài ra thì khâu chăm sóc, phòng trị bệnh cho chim bồ câu cũng cần lưu tâm đến một số hoạt động sau:

– Đăng ký tiêm vắc xin 3 lần trong giai đoạn phát triển để phòng bệnh cho chim;

– Tiến hành vệ sinh chuồng chim, phun thuốc sát trùng định kỳ khoảng 2 – 3 tháng một lần để tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời là sửa chữa những chỗ hư hỏng của chuồng (nếu có);

– Vệ sinh máng chứa thức ăn, nước uống mỗi ngày;

– Không cho chim bồ câu lạ vào chuồng để tránh lây lan mầm bệnh; không cho các loại động vật khác như chó, mèo, chuột… đến gần tấn công chim;

– Theo dõi trạng thái của chim thường xuyên để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu của bệnh kẹt trứng, bệnh cầu trùng, đậu mùa, bệnh đường hô hấp, hay bệnh herpes… Nếu chim có dấu hiệu bệnh thì phải nhanh chóng nhờ đến sự hỗ trợ của cơ sở thú ý để điều trị kịp thời.

Trên đây là chi tiết Cách nuôi chim bồ câu hiệu quả đạt năng suất giúp mang lại hiệu suất kinh tế cao. Hy vọng gia đình bạn có thể nhanh chóng gây dựng được những chuồng chim bồ câu chất lượng.

– Bài viết liên quan nên đọc:
>>> Bán Trứng Chim Bồ Câu Giả Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
>>> Kỹ thuật ấp trứng chim bồ câu hiệu quả nhất

Filed Under: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • Next Page »

Giới Thiệu Máy Ấp Trứng Mini Ánh Dương

Video giới thiệu máy ấp trứng mini ánh dương phiên bản 2017:

Facebook Máy Ấp Trứng Mini

CÔNG TY TNHH ÁNH DƯƠNG ELECTRONICS VIỆT NAM. CƠ SỞ 2: SỐ 21 PHỐ ĐẠI TÂN, NGHĨA SƠN, NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH
Liên hệ | Máy ấp trứng mini giá rẻ